Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901

Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901

15.000đ / 0.5gr (~15 hạt)

Đánh giá: (0)

Đơn hàng trên 500K: Quý khách được Hỗ trợ Free Ship

- Phân Bón: www.phanbontrongcay.com

- Hạt Giống Nhà Vườn: www.hatgiongnhavuon.com

- Hỗ trợ kỹ thuật: www.huongdantrongcay.com

Mua Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901 ở đâu? Cung cấp Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901 ✅ Chất lượng. ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ Giá Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901: 15.000đ . Quy cách: 0.5gr (~15 hạt)

Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901

Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901

Thông tin chi tiết sản phẩm

Tên sản phẩm Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901
Quy cách 0.5gr (~15 hạt)
Mô tả ngắn Quả Dưa leo Nhật Bản rất dài, từ 20 - 30cm, do đó nó rất dễ bị cong. Cần khắc phục bằng cách quan sát và “ bắt qủa dưa “ ra chố thoáng hằng ngày. Nên thu hoạch dưa khi các gai còn chưa căng hết, da còn nhiều phấn trắng để đảm bảo chất lượng dưa được...)
Giá 15.000 ₫

Quả Dưa leo Nhật Bản rất dài, từ 20 - 30cm, do đó nó rất dễ bị cong. Cần khắc phục bằng cách quan sát và “ bắt qủa dưa “ ra chố thoáng hằng ngày. Nên thu hoạch dưa khi các gai còn chưa căng hết, da còn nhiều phấn trắng để đảm bảo chất lượng dưa được ngon nhất. Nếu để quả quá lớn, dưa sẽ có vị chua.

Dưa leo Nhật Bản

Khối lượng hạt tương đương: 80g/100m2

Thời gian thu hoạch: 40 ngày

Kỹ thuật trồng dưa leo (tham khảo)

1. Yêu cầu ngoại cảnh

- Nhiệt độ: Thích hợp cho dưa tăng trưởng là 20 - 30 độ C.

- Ẩm độ: Yêu cầu độ ẩm đất của dưa leo rất lớn, chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao lại giúp cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.

2. Chuẩn bị đất

Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).

Dưa chuột yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao, bộ rễ dưa dễ bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5 - 7,5. Đất trồng không quá phèn, mặn (kiềm), nếu độ pH dưới 5 thì phải bón thêm vôi.

Chọn đất vụ trước không trồng họ bầu bí (dưa leo, dưa hấu, bí rợ…) là tốt nhất. Đất trồng dưa leo phải cày bừa kỹ cho tơi xốp, làm sạch cỏ, trồng vào mùa mưa phải lên luống cao 20 - 25 cm và đào rãnh thoát nước tốt. Luống trồng có thể phủ bạt nylon để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Làm luống rộng 1,3 m.

3. Trồng và chăm sóc

- Kỹ thuật trồng, mật độ, khoảng cách trồng:

Các giống lai F1 trồng hàng x hàng 60 cm; cây x cây 40 - 45 cm. Mật độ trồng từ 35.000 - 40.000 cây/ha. Tránh trồng quá dày dễ phát sinh sâu, bệnh hại.

- Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Tưới nước là biện pháp cần thiết để tăng năng suất. Nếu độ ẩm thấp hơn 70 % cần tiến hành tưới cho dưa chuột để đảm bảo đất có độ ẩm 85 - 90 %. Lượng nước tưới, số lần tưới cần căn cứ vào độ ẩm đất trước lúc tưới. Không nên tưới nước đẫm vào chiều mát.

- Làm giàn: Sau khi bón thúc lần 2 có thể tiến hành làm giàn, dùng cây chói dài khoảng 2,5 m, cắm hình chữ A sau đó phủ lưới nylon có mắt lưới rộng 20 cm lên dàn để cho dưa leo. Thường xuyên buộc thân dưa vào dàn để dây và trái sau này không bị tuột xuống. Dùng dây nylon căng ngang và dọc theo dàn, nhiều tầng để tua cuốn dây dưa có nơi bám chắc chắn.

Hiện nay, việc sử dụng lưới nylon để làm giàn cho dưa chuột cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh gọn và dùng được nhiều mùa.

4. Bón phân

- Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha, phân chuồng hoai: 20 m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg; Vôi: 800 - 1.000 kg.

- Phân hóa học lượng nguyên chất: N: 150 kg; P2O5: 95 kg; K2O: 155 kg.

Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương:

Cách 1: Ure: 326 kg; Lân super: 594 kg; KCl: 258 kg.

- Bón lót: Phân chuồng hoai: 20 m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg; vôi: 800 - 1.000 kg; ure: 50 kg; super lân: 594 kg; KCl: 108 kg.

- Bón thúc:

+ Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): ure: 36 kg.

+ Bón thúc lần 2 (20 ngày sau trồng): ure: 75 kg; KCl: 60 kg.

+ Bón thúc lần 3 (50 ngày sau trồng): ure: 75 kg; KCl: 90 kg.

Cách 2: NPK 16 - 16 - 8: 594 kg; Ure: 120 kg; KCl: 179 kg.

- Bón lót: Phân chuồng hoai: 20 m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg; vôi: 800 - 1.000 kg; ure: 40 kg; KCl: 79 kg; NPK 16 - 16 - 8: 194 kg.

- Bón thúc:

+ Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): ure: 20 kg; NPK 16 - 16 - 8: 100 kg.

+ Bón thúc lần 2 (20 ngày sau trồng): ure: 30 kg; KCl: 30 kg; NPK 16 - 16 - 8: 150 kg.

+ Bón thúc lần 3 (50 ngày sau trồng): ure: 30 kg; KCl: 70 kg; NPK 16 - 16 - 8: 150 kg.

5. Sâu, bệnh hại

- Sâu hại: Bọ trĩ hay bù lạch, bọ rầy dưa, dòi đục lá hay sâu vẽ bùa, sâu ăn lá,...

- Bệnh hại: Bệnh héo rũ, chạy dây do nấm Fusarium sp.; bệnh chết héo cây con, héo tóp thân: do nấm Rhizoctonia solani; bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium; bệnh đốm phấn, sương mai do nấm Pseudoperonospora cubernsis; bệnh khảm do virus; bệnh lở cổ rễ, cháy khô lá do nấm Phytophthora sp.; bệnh phấn trắng.

Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh vườn, chọn giống khỏe, kháng sâu bệnh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.

2. Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…

3. Biện pháp vật lý:

- Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng

- Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 - 1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang

- Dùng bẫy cào đuổi bắt ruồi vào buổi sáng sớm

4. Biện pháp hóa học:

- Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện.

- Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, theo các yêu cầu sau

+ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.

+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.

+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

6. Thu hoạch

Dưa chuột trồng được 45 - 48 ngày sau khi gieo có thể bắt đầu thu hoạch, khi trái lớn, da trái láng… thu trái 2 ngày/lần, không nên để trái quá lớn lúc cây còn nhỏ sẽ làm mất sức các đợt cho trái sau. Thời gian thu kéo dài từ 25 đến 30 ngày. 

Mua Hạt giống Dưa leo nhật chịu nhiệt SUMMER 901 ở đâu? tại Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TPHCM.

0/5
5
4
3
2
1

Gửi nhận xét của bạn