- Hạt Giống Nhà Vườn
- Hạt Giống Hoa
- Hạt giống Rau
- Hạt giống Quả
- Hạt giống Củ
- Hạt giống Cỏ
- Hạt giống Rau Mầm
- Hạt Giống Tí Hon
Hạt giống Đậu Hà Lan lấy hạt 50gr
Đơn hàng trên 500K: Quý khách được Hỗ trợ Free Ship
- Phân Bón: www.phanbontrongcay.com
- Hạt Giống Nhà Vườn: www.hatgiongnhavuon.com
- Hỗ trợ kỹ thuật: www.huongdantrongcay.com
Thường mua cùng
- +
- +
-
-
Hạt giống Đậu Hà Lan lấy hạt 50gr 14.000 ₫
-
Hạt giống Đậu Rồng Thái 10gr 9.000 ₫
12.000 ₫ -
Hạt giống Chanh dây 0.2gr 9.000 ₫
12.000 ₫ Tổng tiền: 32.000 ₫
- Thêm cả vào giỏ hàng
-
Mua Hạt giống Đậu Hà Lan lấy hạt 50gr ở đâu? Cung cấp Hạt giống Đậu Hà Lan lấy hạt 50gr ✅ Chất lượng. ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ Giá Hạt giống Đậu Hà Lan lấy hạt 50gr: 14.000đ . Quy cách: 50gr
Thông tin chi tiết sản phẩm
Tên sản phẩm | Hạt giống Đậu Hà Lan lấy hạt 50gr |
Quy cách | 50gr |
Mô tả ngắn | Kỹ thuật trồng Đậu Hà Lan (tham khảo)1. Điều kiện ngoại cảnh Đậu Hà lan thích nghi với khí hậu ôn đới, á nhiệt đới, là cây rau có hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thu hái. Đậu Hà lan dùng ăn tươi và đóng hộp.- Nhiệt độ thích hợp cho...) |
Giá | 14.000 ₫ |
Kỹ thuật trồng Đậu Hà Lan (tham khảo)
1. Điều kiện ngoại cảnh
Đậu Hà lan thích nghi với khí hậu ôn đới, á nhiệt đới, là cây rau có hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thu hái. Đậu Hà lan dùng ăn tươi và đóng hộp.
- Nhiệt độ thích hợp cho đậu Hà lan nảy mầm từ 18 - 20 độ C, quá trình sinh trưởng và phát triển là 20 - 28 độ C.
- Độ ẩm không khí thích hợp là 65 - 75%, nếu độ ẩm cao dễ bị nhiễm bệnh.
- Đậu Hà lan có thể trồng được trên nhiều loại đất như cát nhẹ nhiều mùn đến đất sét nặng, nhưng tốt nhất là đất nhiều mùn đến đất sét nhiều mùn, thích hợp trên đất thịt nhẹ, pha cát, đất giữ ẩm nhưng thoát nước, pH đất thích hợp từ 6 - 7. Đất có hàm lượng mùn cao rất quan trọng đến sinh trưởng, phát triển của đậu Hà lan. Do đó trong thâm canh đậu Hà lan cần phải bón nhiều phân hữu cơ.
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).
- Đất trồng đậu Hà lan phải cày bừa kỹ ở độ sâu 25 cm, bón lót vôi, phân hữu cơ, lân. Lên luống rộng, vào vụ Đông Xuân 0,8 - 1,0 m, vụ Hè Thu 1,0 - 1,2 m, rãnh 20 - 25 cm, luống cao 10 - 15 cm.
3. Trồng và chăm sóc
- Kỹ thuật trồng: Bón lót phân hoá học bón vào rãnh, đảo trộn đều và tưới vừa đủ cho tan phân. Hôm sau gieo hạt vào rãnh, gieo hốc cách hốc 15 cm, gieo 2 - 3 hạt/hốc để sau tỉa còn 1 - 2 cây/hốc, lấp đất tơi xốp. Lượng hạt giống từ 15 - 20 kg/ha, gieo hai hàng trên một luống, hàng x hàng 60 cm, hốc x hốc 15 cm.
- Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:
Tưới nước sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Sau khi gieo hạt cần giữ ẩm cho cây, trong tuần đầu ngày tưới nhẹ từ 1 - 2 lần, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, nếu trồng vụ mưa tưới ít hơn.
Cắm chói: Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, tiến hành cắm chói, nên cắm mỗi cây một chói, cột cố định và đan dây nylon để giữ cho cây không bị ngã đổ khi mang trái, cắm phải cẩn thận tránh làm long gốc ảnh hưởng đến cây trồng.
Chăm sóc: Nẩy mầm, ra hoa, kết quả là 3 thời kỳ quan trọng đối với cây đậu do đó cần phải chú ý đến các biện pháp chăm sóc:
Sau khi nảy mầm cần xới phá ván để đất tơi xốp giúp rễ và vi sinh vật hoạt động tốt, thời kỳ sinh trưởng cần xúc rò, vun gốc 1 - 2 lần. Giai đoạn ra hoa kết quả cần cung cấp đầy đủ phân bón và nước tưới, làm giàn phải đúng thời gian.
Khi cây lên khỏi mặt đất 4 - 7 cm, kết hợp với làm cỏ, xăm xới phá váng. Cây cao 17 - 20 cm vun đất vô chân. Khi cây thả vòi tiến hành cắm chói.
* Thường xuyên loại bỏ lá già, lá bị bệnh dưới gốc, tỉa cành trước lúc ra hoa. Mỗi cây để 4 - 5 cành.
4. Bón phân
- Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau: Phân chuồng hoai mục: 30 - 40 m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg; vôi bột: 1.000 kg, tùy độ pH của đất sau khi kiểm tra.
Phân hóa học (lượng nguyên chất): 200 kg N, 120 kg P2O5, 150 kg K2O
Lưu ý:Chuyển lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương:
Cách 1: Ure: 435 kg; super lân: 750 kg; KCl: 250 kg
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục: 30 - 40 m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg; vôi bột: 1.000 kg; Ure: 85 kg; super lân: 500 kg; KCl: 100 kg
- Bón thúc:
+ Bón thúc lần 1 (khi cây có 2 - 3 lá thật): Ure: 75 kg.
+ Bón thúc lần 2 (khi cây có 5 - 6 lá thật): Ure: 100 kg; super lân: 250 kg; KCl: 50 kg.
+ Bón thúc lần 3 (lần thu quả đầu tiên): Ure: 175 kg; KCl: 100 kg.
Cách 2: NPK 15 - 5 - 20: 750 kg; Ure: 190 kg; Super lân: 516 kg.
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục: 30 - 40 m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg; vôi bột: 1.000 kg; Ure: 40 kg; super lân 316 kg; NPK 15 - 5 - 20: 200 kg.
- Bón thúc:
+ Bón thúc lần 1 (khi cây có 2 - 3 lá thật): Ure: 30 kg; NPK 15 - 5 - 20: 150 kg.
+ Bón thúc lần 2 (khi cây có 5 - 6 lá thật): Ure: 100 kg; super lân: 200 kg; NPK 15 - 5 - 20: 170 kg.
+ Bón thúc lần 3 (lần thu quả đầu tiên): Ure: 175 kg; NPK 15 - 5 - 20: 230 kg.
* Ghi chú: Bón thúc lần thứ 4 sau đợt thu quả lần thứ 5 với lượng phân giống lần 3. Sử dụng phân bón lá: Ngay sau các lần bón thúc 2, 3, 4 và 5 phun phân vi lượng có chứa Mg, Mn, Cu, Fe, Mo. Cuối kỳ sinh trưởng ngưng bón thúc phân đạm, mà phun thêm phân bón lá.
5. Sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Sâu hại: Dòi đục lá, sâu đục quả,...
- Bệnh hại: Bệnh lỡ cổ rễ, bệnh đốm vi khuẩn, bệnh gỉ sắt
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
1. Biện pháp canh tác kỹ thuật:
- Vệ sinh đồng ruộng, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, giống có nguồn gốc. Cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh, chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây.
- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.
2. Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…
3. Biện pháp vật lý:
- Sử dụng bẫy màu vàng, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng. Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang.
- Dùng bẫy cào đuổi bắt ruồi vào buổi sáng sớm.
4. Biện pháp hóa học:
- Khi sử dụng thuốc phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện.
- Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
+ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
6. Thu hoạch
Khi quả đậu đạt chiều dài 6 - 7 cm có thể thu hoạch, dùng kéo sắc bấm cuống, nên chừa lại 1 cm cuống tránh vết thương sẽ lan vào thân dễ làm nhiễm bệnh trên thân cây đậu sau này, từ 4 - 6 ngày thu hoạch một lần.
Mua Hạt giống Đậu Hà Lan lấy hạt 50gr ở đâu? tại Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TPHCM.