Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr

Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr

8.000đ / 0.5gr 11.000đ -27%

Đánh giá: (0)

Đơn hàng trên 500K: Quý khách được Hỗ trợ Free Ship

- Phân Bón: www.phanbontrongcay.com

- Hạt Giống Nhà Vườn: www.hatgiongnhavuon.com

- Hỗ trợ kỹ thuật: www.huongdantrongcay.com


Thường mua cùng

Mua Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr ở đâu? Cung cấp Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr ✅ Chất lượng. ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ Giá Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr: 8.000đ . Quy cách: 0.5gr

Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr

Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr

Thông tin chi tiết sản phẩm

Tên sản phẩm Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr
Quy cách 0.5gr
Mô tả ngắn  Thời vụTốt nhất là vụ Đông - xuân Thời gian thu hoạch80 - 90 ngàyKhoảng cách trồngLuống cao 20 - 30cm, Rộng 1 - 1.2mCây - cây : 80cmHàng - hàng : 60cmLượng giống 1000m2 từ 30 - 40GrĐặc điểm câyCây cao 50 - 60cm, Trái tròn có màu trắng, thu hoach làm...)
Giá 8.000 ₫ 11.000 ₫

 

Thời vụTốt nhất là vụ Đông - xuân 
Thời gian thu hoạch80 - 90 ngày
Khoảng cách trồng

Luống cao 20 - 30cm, Rộng 1 - 1.2m
Cây - cây : 80cm

Hàng - hàng : 60cm

Lượng giống 1000m2 từ 30 - 40Gr

Đặc điểm cây

Cây cao 50 - 60cm, Trái tròn có màu trắng, 
thu hoach làm nhiều đợt

Kỹ thuật trồng cà pháo (tham khảo)

1. Thời vụ gieo trồng

Thời vụ trồng cà pháo từ tháng 1 – 4, thời vụ trồng thích hợp nhất là vào vụ xuân hè (tháng 2 - 3)

2. Vườn ươm

Làm đất kỹ, bón lót 2 kg phân chuồng mục/m2, gieo 2 - 3 gram hạt/m2. Luôn giữ ẩm, kết hợp tỉa cây xấu và bón thúc cho cây bằng phân pha loãng. Khi cây cà giống được 25 - 30 ngày thì nhổ đi trồng. Chú ý nên tưới nước đẫm trước khi nhổ cấy 3 - 4 giờ

3. Làm đất, trồng cây

3.1 Kỹ thuật làm đất

Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật; Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng từ 1,2 - 1,4m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

3.2 Trồng cây

Mật độ trồng: cây x cây là 40cm, hàng cách hàng là 60 cm. Chuẩn bị cây giống khoảng từ 35.000 - 40.000 cây/ha

4. Tưới nước và chăm sóc

- Thường xuyên tưới ẩm từ sau khi trồng đến khi phân cành. Giai đoạn từ nở hoa và trong khi thu hoạch quả luôn giữ độ ẩm đất từ 80 - 85%.

- Trong các đợt bón thúc,làm cỏ cần kết hợp vơ tỉa lá già, lá bị rệp và bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy.

5. Bón phân

Loại phân

Lượng bón (kg/ha)

Bón lót(%)

Bón thúc lần 1 (%)

Bón thúc lần 2 (%)

Bón thúc lần 3 (%)

Bón thúc lần 4 (%)

Phân gà ủ hoai

9.800 - 11.200100

Phân hữu cơ vi sinh

980 - 1.200204040

Phân NPK (5:10:3)

1.200 - 1.30030252520

Đạm urea

220 - 28020253025

Super lân

360 - 42030252520

Kali sunfat

170 - 220304040

- Thời gian bón thúc lần 1: Sau trồng 20 - 30 ngày.

- Thời gian bón thúc lần 2: Phân cành.

- Thời gian bón thúc lần 3: Sau thu quả lứa đầu.

- Thời gian bón thúc lần 4: Sau thu lứa quả chính.

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urea ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Biện pháp canh tác, thủ công:

- Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác họ Cà, đặc biệt là cây lương thực như Lúa nước và các cây trồng cạn khác nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp

- Kết hợp các các đợt bón thúc cần vơ tỉa lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

- Dùng biện pháp thủ công:ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ.

Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.

a. Xử lý cây giống trước khi trồng:

Nên xử lý cây giống bằng cách phun thuốc hóa học có hiệu lực cao, kéo dài lên cây giống trong vườn ươm trước khi nhổ trồng từ 2 - 3 ngày để hạn chế rệp, bọ trĩ, nhện đỏ,sâu khoang đầu vụ

b. Giai đoạn đầu vụ (sau trồng – phân cành, ra hoa).

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh. Riêng đối tượng rệp, bọ trĩ cần kiểm tra thường xuyên và xử lý triệt để ở đầu vụ để tránh lây lan và phát sinh mạnh ở các giai đoạn sau.

- Xử lý thuốc hóa học thế hệ mới khi mật độ sâu cao

+ Bọ trĩ, rệp: > 20% lá bị hại, chủ yếu cấp 1 - 2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Immidacloprid, hoạt chất Lufenuron, hoạt chất Fipronil.

+ Sâu khoang, sâu xám: Mật độ > 2 con/m2 xử lý thuốc có hoạt chất Lufenuron, hoạt chất Indoxacarb, hoạt chất Permethrin. Riêng sâu xám ban ngày thường chú ẩn trong đất nên phải phun vào buổi tối sẽ cho hiệu quả cao.

c. Giai đoạn giữa- cuối vụ (hoa – quả):

- Chú ý các đối tượng: Rầyxanh, bọ trĩ, sâu khoang, bọ rùa hại, sâu đục quả.

- Xử lý các loại thuốc hóa học thế hệ mới, thảo mộc, sinh học, nguồn gốc sinh học khi bọ trĩ, rầy xanh,nhện đỏ và sâu đục quả phát sinh cao.

+ Bọ trĩ, nhện đỏ: > 50%lá bị hại ở cấp 1 - 2 xử lý thuốc có hoạt chất Difenthiuron, hoạt chất Emamectin benzoate, hoạt chất Abamectin.

+ Rầy xanh: Mật độ > 40 con/m2, bọ rùa hại > 15 con/m2) xử lý các loại thuốc có hoạt chất Dinotefuran, hoạt chất Thiamethoxam.

+ Sâu đục quả: > 10% quả bị đục xử lý các loại thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine, thuốc sinh học Bt, hoạt chất Emamectin benzoate, hoạt chất Abamectin.

Chú ý: Cà pháo là cây cho thu hái liên tục 2 - 3 ngày/1 lần do vậy không nên sử dụng thuốc hóa học ở giai đoạn thu quả. Chỉ sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm bảo thời gian cách ly.

7. Thu hoạch

Khi thu hoạch cần loại bỏ các quả già, quả bị sâu bệnh,chú ý không để dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Mua Hạt giống Cà pháo trắng 0.5gr ở đâu? tại Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TPHCM.

0/5
5
4
3
2
1

Gửi nhận xét của bạn