- Hạt Giống Nhà Vườn
- Hạt Giống Hoa
- Hạt giống Rau
- Hạt giống Quả
- Hạt giống Củ
- Hạt giống Cỏ
- Hạt giống Rau Mầm
- Hạt Giống Tí Hon
Hạt giống Hoa cúc Đà Lạt mix 0.1gr
Đơn hàng trên 500K: Quý khách được Hỗ trợ Free Ship
- Phân Bón: www.phanbontrongcay.com
- Hạt Giống Nhà Vườn: www.hatgiongnhavuon.com
- Hỗ trợ kỹ thuật: www.huongdantrongcay.com
Thường mua cùng
- +
- +
-
-
Hạt giống Hoa cúc Đà Lạt mix 0.1gr 12.000 ₫
-
Hạt giống Hoa Vạn Thọ lỡ Đỏ Cam lai F1 MARIGOLD 945 - Gói 10 hạt 12.000 ₫
15.000 ₫ -
Hạt giống Hoa Vạn Thọ lỡ F1 vàng chanh RD 854 - Gói 10 hạt 12.000 ₫
15.000 ₫ Tổng tiền: 36.000 ₫
- Thêm cả vào giỏ hàng
-
Mua Hạt giống Hoa cúc Đà Lạt mix 0.1gr ở đâu? Cung cấp Hạt giống Hoa cúc Đà Lạt mix 0.1gr ✅ Chất lượng. ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ Giá Hạt giống Hoa cúc Đà Lạt mix 0.1gr: 12.000đ . Quy cách: 0.1gr
Thông tin chi tiết sản phẩm
Tên sản phẩm | Hạt giống Hoa cúc Đà Lạt mix 0.1gr |
Quy cách | 0.1gr |
Mô tả ngắn | I. Điều kiện1. Yêu cầu ngoại cảnh- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 15 - 20 độ C, cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 10 - 35 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10 độ C và cao hơn 35 độ C cây sinh trưởng...) |
Giá | 12.000 ₫ |
I. Điều kiện
1. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 15 - 20 độ C, cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 10 - 35 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10 độ C và cao hơn 35 độ C cây sinh trưởng phát triển kém, nhiệt độ dưới 5 độ C cây ngừng sinh trưởng, nhiệt độ cao hơn 40 độ C cây cúc sẽ bị tổn thương sinh lý, lá cháy.
- Ánh sáng: Cây cúc là cây ngày ngắn, ưa ánh sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Thời gian chiếu sáng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bông. Thời kỳ cây con cần ít ánh. Thời kỳ chuẩn bị phân cành cần tăng thời gian chiếu sáng (trên 14 giờ) để giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, giúp cho thân cao, lá to, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng. Nếu thắp điện thấp hơn 14h, cây sẽ bị thấp, ra nụ sớm, giảm chất lượng hoa.
- Ẩm độ: Ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 - 80%, ẩm độ không khí thích hợp khoảng 65 - 70%, ẩm độ cao hơn 85% cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập.
- Thổ nhưỡng: Do cây cúc có bộ rễ phát triển cạn, rễ chùm nên cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
2. Yêu cầu thổ nhưỡng
Các nguyên tố N, P, K,Ca, Mg và vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, Bo có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa.
- Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa, đạm nhiều sâu bệnh phát triển và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa.
- Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra muộn. Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.
- Kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần K thời kỳ phân hoá mầm hoa.
- Các nguyên tố vi lượng: Cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay thế được như Fe, Zn, B, Mn, Cu…
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc (tham khảo)
1. Tiêu chuẩn cây giống
Độ tuổi cây trong vườn ươm nếu trời ấm từ 12 - 15 ngày, nếu trời lạnh từ 18 - 20 ngày; chiều cao cây: 5 - 8 cm; đường kính cổ rễ: 2,5 - 4 mm; có 6 - 8 lá thật. Cây phải khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.
2. Đất trồng
Cúc là cây trồng cạn, không chịu được ngập úng, do đó đất trồng phải cao ráo tơi xốp, thoát nước tốt. Đất thích hợp cho sự phát triển của cây cúc là đất thịt nhẹ, đất pha sét, đất đỏ bazan,...có độ pH khoảng từ pH = 5,8 – 6,8, độ dẫn điện khoảng từ 0,8 – 1 mS/cm cho cây con và khoảng từ 1,2 - 1,5 mS/cm cho cây lớn.
Đất được cày phơi ải từ 7 - 10 ngày sau mỗi vụ trồng, cày sâu 35 - 45 cm, bừa nhỏ mịn, khử tuyến trùng bằng Ethoprophos 10% (2 - 3 kg Mocap hạt/1000 m2), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (3 kg/1000 m2)
Lên luống cao 20 - 25 cm, rò rãnh 1,2 m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.
3. Bón phân
Nhu cầu phân bón cho cây hoa cúc trong 1 vụ/1000 m2 như sau:
- Phân hữu cơ: 200 – 300 kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc bounceback, Dynamic…). Hoặc có thể sử dụng phân chuồng hoai mục: 10 – 12 m3.
- Trichoderma: 1 kg
- Magie Sulphate: 5 kg
- Vôi: 70 - 100 kg, tùy theo độ pH của đất
- Phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 250 kg N – 160 kg P2O5 – 200 kg K2O
Có thể sử dụng phân đơn (ure, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP, …) quy đổi theo liều lượng nguyên chất như trên.
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi, lân vi sinh, Magie Sulphat, ½ P2O5. Lưu ý: không bón vôi chung với các loại phân bón như trên)
+ Bón thúc:
Lần 1: 8 kg N – 2 kg P205 – 2 kg K20. Bón thúc sau trồng từ 10 – 15 ngày.
Lần 2: 8 kg N – 2 kg P205 – 4 kg K20. Bón thúc sau trồng từ 30 – 35 ngày.
Lần 3: 5 kg N – 2 kg P205 – 7 kg K20. Bón thúc sau trồng từ 50 – 55 ngày.
Lần 4: 4 kg N – 2 kg P205 – 7 kg K20. Bón thúc sau trồng từ 70 – 75 ngày.
Lưu ý: Không bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá, không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 giờ đến 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón song cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón. Rải phân bón bằng tay nhưng không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá và cháy ngọn, nếu tưới nước không kịp thời sẽ bị cháy lá
Có thể bổ sung một số phân vi lượng, bón phân vi lượng tùy thuộc vào tính chất, thành phần của đất và các biểu hiện thiếu vi lượng của cây trồng như sau:
- MgSO4: 10 kg/1000 m2
- FeSO4: 1 – 2 kg/1000 m2.
- ZnSO4: 1 - 2 kg/1000 m2.
- MnSO4: 1 - 2 kg/1000 m2.
- CuSO4: 0.5 - 1 kg/1000 m2.
- Na2MoO4: 0.5 - 1 gr/1000 m2
Ngoài ra trong quá trình canh tác có thê bổ sung thêm một số loại phân bón qua lá, tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây. (Có thể sử dụng rong biển, Protifer, bud booster, super humic, caltrac, bortrac…)
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.1 Mật độ trồng
- Mật độ trồng: Tùy thuộc vào mùa vụ và đặc tính giống mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.
+ Đối với những giống cúc đơn (chỉ để 1 bông trên cành), khoảng cách là: 10 x 14 cm hoặc 12 x 14 cm, mật độ 55.000 - 60.000 cây/1000 m2.
+ Đối với những giống cúc chùm (để nhiều hoa trên cành), trồng với khoảng cách là: 10 x 16 cm hoặc 12 x 16 cm, mật độ 45.000 – 50.000 cây/1000 m2.
4.2 Kỹ thuật trồng
- Kỹ thuật trồng: Không nên trồng quá cạn hoặc quá sâu: Lấp khoảng 2/3 bầu đất là thích hợp, khi trồng cây yêu cầu phải đặt cây vuông góc với mặt đất.
- Mỗi luống cắm 2 cọc đầu luống và 2 cọc cuối luống, các cọc được chôn xuống đất 40 cm, cọc vừa có tác dụng canh thẳng luống vừa cố định hệ thống lưới đỡ cây.
- Lưới được thả cố định bởi các cọc sắt ở 2 đầu luống.
4.3 Tưới nước
Đối với cây mới trồng: Tùy thuộc vào cấu trúc đất và ẩm độ đất, mùa nắng hay mùa mưa và lượng bốc hơi nước hằng ngày mà có chế độ tưới thích hợp, thông thường lần tưới đầu tiên - khoảng 10 m3/1.000 m2 nước, sau đó giảm dần 5 m3 - 7 m3/1.000 m2 nước cùng với phân bón được hoà tan cho những lần tưới sau;
Giai đoạn sau ngắt điện: Hạn chế tưới nước trên bề mặt lá nhằm mục đích giảm độ ẩm vào ban đêm. Lượng nước tưới cũng phụ thuộc vào cấu trúc đất, độ ẩm, thời tiết và lượng bốc hơi nước hàng ngày, thường tưới khoảng 7 – 8 m3/1000 m2.
4.4 Chiếu sáng bổ sung
Việc chiếu sáng cho hoa cúc vào ban đêm bằng hệ thống đèn điện chiếu sáng vào giai đoạn cây con (từ lúc trồng đến 30 ngày sau trồng) có tác dụng làm tăng chiều cao cây, tăng tỷ lệ nở hoa, hoa to, độ bền dài và nở đúng thời điểm mong muốn.
Thời gian chiếu sáng bổ sung dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, từng mùa. Thời gian chiếu sáng bổ sung khoảng từ 20 đến 30 ngày vào ban đêm. Có thể chiếu sáng theo chu kỳ 10 phút sáng và 20 phút tối (Từ 8h30 tối - 2h45 sáng).
- Khoảng cách giữa các dây là 2,4 m
- Khoảng cách giữa các bóng trên dây là 2,5 m
- Khoảng cách từ mặt đất đến đèn: 2,7 m
- Bóng đèn được sử dụng là bóng huỳnh quang 20 w
- Bóng đèn được điều khiển bởi bộ hẹn giờ
- Tùy thuộc vào tiêu chuẩn chiều cao của cành hoa, người sản xuất có thể ngắt điện khi cây cao từ 30 – 45 cm
- Để tiết kiệm chi phí sử dụng điện, chất lượng của cây con có vai trò quan trọng, nếu cây con chất lượng kém, rễ phát triển không đồng đều, thời gian chiếu sáng phải tăng lên, dẫn đến cây phân nhánh nhiều trong quá trình ra hoa làm giảm chất lượng cành hoa.
4.5 Ngắt nụ chính, nụ phụ
- Đối với hoa cúc chùm, mục đích của ngắt nụ chính nhằm tập trung dinh dưỡng để cây nuôi các nụ nhánh, ngắt nụ kịp thời sẽ làm hoa nở đồng đều hơn, mật độ phân nhánh cũng tốt hơn, giá trị thương phẩm của cành hoa sẽ cao hơn. Từ lúc ngắt điện đến lúc ngắt nụ khoảng 4 - 5 tuần, ngắt bỏ nụ chính và để lại trên cây hoa phải có ít nhất 4 - 6 nhánh hoa nhỏ.
- Đối với hoa đơn (01 hoa trên một cây): Thao tác ngược lại, chỉ ngắt nụ phụ, còn để lại nụ chính. Ngắt nụ phải kịp thời nhằm tránh cổ hoa bị cong, hoa sẽ bị nhỏ do dinh dưỡng không đủ để nuôi hoa chính.
5. Thu hoạch
Cây hoa cúc là loại cây ngắn ngày, tùy theo đặc tính của từng giống, mùa vụ, số giờ chiếu sáng trên ngày, thời gian sinh trưởng của cây cúc từ 10 - 12 tuần, từ lúc ngắt nụ đến khi thu hoạch khoảng 2,5 - 3,5 tuần.
Mua Hạt giống Hoa cúc Đà Lạt mix 0.1gr ở đâu? tại Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TPHCM.