Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr

Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr

11.000đ / 0.2gr

Đánh giá: (0)

Đơn hàng trên 500K: Quý khách được Hỗ trợ Free Ship

- Phân Bón: www.phanbontrongcay.com

- Hạt Giống Nhà Vườn: www.hatgiongnhavuon.com

- Hỗ trợ kỹ thuật: www.huongdantrongcay.com

Mua Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr ở đâu? Cung cấp Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr ✅ Chất lượng. ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ Giá Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr: 11.000đ . Quy cách: 0.2gr

Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr

Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr

Thông tin chi tiết sản phẩm

Tên sản phẩm Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr
Quy cách 0.2gr
Mô tả ngắn Kỹ thuật trồng Bí đao Xanh 1. Thời vụBí Đao là loài thuộc họ thân leo có tua cuốn có giá trị dinh dưỡng cao. Có tên khoa học là Benincasa hispida. Cây bí đao có thể trồng quanh năm.2. Thời gian thu hoạch- Bắt đầu thu hoạch khoảng 50 - 60 ngày sau...)
Giá 11.000 ₫

Kỹ thuật trồng Bí đao Xanh

1. Thời vụ

Bí Đao là loài thuộc họ thân leo có tua cuốn có giá trị dinh dưỡng cao. Có tên khoa học là Benincasa hispida. Cây bí đao có thể trồng quanh năm.

2. Thời gian thu hoạch

- Bắt đầu thu hoạch khoảng 50 - 60 ngày sau khi trồng

- Thời gian thu hoạch dài, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch trên 2 tháng

3. Kỹ thuật canh tác

Ngâm ủ hạt

 - Lượng hạt giống cần gieo cho 1 ha khoảng 0.9 - 1.1kg. Hạt nên được ngâm từ 4 - 6 giờ rồi đem gieo.

 - Nên gieo hạt trên luống, phủ hạt bằng lớp đất bột mỏng, không nên phủ quá giày, hạt không đội lên được. Khi cây mọc được 7 - 8 ngày (2 lá mầm rõ), tiến hành sang bầu (có thể gieo hạt trong bầu không cần gieo lên luống), kích thước bầu 7 x 10cm, để đến khi cây 2 - 3 lá thật tiến hành trồng ra ruộng (bầu to 10 x 15cm, có thể để cây đến 4 - 5 lá thật mới đưa đi trồng).

Làm bầu

 - Đất làm bầu là đất hỗn hợp giữa đất bột + phân mục theo tỉ lệ 1 : 1. Bón thêm 1 kg Urea + 1.5 kg lân + 1.5 kg Kali cho 1000kg hỗn hợp đất làm bầu trên. Nếu có thể nên xử lý hỗn hợp bằng một số loại thuốc trừ nấm trước khi đưa hạt vào khoảng 10 ngày.

 - Sử dụng túi nylong (phải cắt 2 góc phía dưới để dễ tiêu thoát nước), lá chuối hoặc khay kích thước tùy theo thời gian đưa ra ruộng để đựng hỗ hợp làm bầu. Nếu trồng nhiều có thể làm như bầu trồng bắp. Khi gieo hạt xong phải phủ một lớp đất mỏng kín hạt, sau đó phủ một lớp trấu mục hoặc mùn mục, tưới đều 5 - 7 ngày cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu có lá thật đưa ra ruộng là tốt nhất.

Làm đất

 - Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu. Không tồn dư hóa chât độc hại, dư lượng kim loại nặng rất nhỏ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn là rau an toàn cho người tiêu dùng.

 - Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy có cách làm đất khác nhau. Sau khi thu hoạch cây trồng phụ thì làm đất bổ sung vun luống chính thức cho bí. Kích thước luống bí phụ thuộc vào việc làm giàn cho cây. Nếu có giàn làm luống rộng 1.2 - 1.4m, nếu để bò trên mặt luống rộng: 2.7 - 3m.

 - Nếu làm giàn, làm luống rộng 1.5 - 2.0m, khoảng cách trồng 40 - 50 x 80cm, cây cách cây 40 - 50cm, hàng cách hàng 80cm. Nếu không làm dàn (cây bò trên mặt luống), luống trồng cần rộng trên 3.5m, trồng 2 hàng giữa luống, khoảng cách trồng cây x cây là 40 - 50cm, hàng trồng cách mép luống 15 - 20cm vì vậy hàng x hàng 2.5 - 3m.

4. Chăm sóc

 - Lượng phân chuồng cần bón cho 1000m2 gồm: phân hữu cơ 2 - 3 tấn, lân 40kg, NPK (20-20-15) 50kg, Kali 20kg, Urea 20kg.

 - Bón lót (theo hốc): 2 - 3 tấn phân hữu cơ + 40kg lân + 10kg NPK (20-20-15) + 5kg Kali. Cần lấp đất sau khi bón phân.

 - Bón thúc:

 + Thúc lần 1: 10 - 15 ngày sau khi gieo: 15kg urea, rải xung quanh gốc và cách gốc 20cm, cần lấp phân.

 + Thúc lần 2: 30 ngày sau khi gieo: 20kg NPK (20-20-15) + 7kg Kali

 + Sau đó cứ 10 ngày bón 1 lần 4kg NPK (20-20-15) + 1.6kg Kali + 0.8kg Urea (Bón khoảng 5 lần)

5. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh trên bí đao tương đối ít nhưng vẫn phải chú ý phun định kỳ 7-10 ngày/1 lần.

A/ Sâu:

– Bọ trĩ: thường tập trung ngọn, chích hút nhựa cây làm trùng ngọn, cây không phát triển được. Đây là môi giới truyền bịnh virus, làm dây bí tiêm ngọn, không phát triển và không có khả năng cho ra trái.Phòng trừ: confidor, regent, lânnte… phun theo nồng độ chỉ dẫn của chai, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun tập trung vào ngọn, phun đều cả cây.

– Rầy xanh, rầy mềm, bọ xít: chích hút lá, lá xoăn cây kém phát triển. Phòng trừ: dùng cidi M50, supracide, confidor… phun kỹ mặt dưới lá.

– Sâu vẽ bùa (Dòi đục lá): Đục lòn trong phiến lá, ăn phần diệp lục tố, tạo những đường ngoằn ngèo trên phiến lá, khi phá hoại nặng là lá bị khô cháy, làm giảm năng suất trái. Dùng Regent, Ofunack, Lannate…

– Sâu xanh: có thể dùng polytrin, sumiapha, decis, sherpa….

Chú ý: Nên thay đổi gốc thuốc giữa các lần phun để tránh sâu kháng thuốc.

B/ Bệnh:

– Chết cây non: xuất hiện giai đoạn cây con, phần thân gần mặt đất thối nhũn, cây đổ ngã. Dùng Rovral, Aliete….

– Giai đoạn cây con không nên tưới quá ẩm ngừa bệnh phát sinh

– Chạy dây, ngủ ngày: cây bị mất nước héo từ đọt đến thân, đôi khi bị nứt kéo từng nhánh. Dùng Aliette, Ridomil, Rovral, Appencarb…

– Đốm phấn, sương mai: lúc đầu vết bệnh vàng nhạt sau chuyển nâu. Dùng Ridomil, Mancozed….

– Đốm nâu: bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu nâu, lớn dần chuyển sang nâu nhạt. Dùng Daconyl, dithane M45…

Chú ý: Khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn thuốc.

Mua Hạt giống Bí đao xanh trái dài Java - Gói 0.2gr ở đâu? tại Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TPHCM.

0/5
5
4
3
2
1

Gửi nhận xét của bạn